Mực in lụa gốc nước và mực in lụa gốc dầu là 2 loại mực chính được sử dụng trong kỹ thuật in lụa. Dựa vào mục đích sử dụng và chất liệu in ấn mà nhà in sẽ lựa chọn loại mực phù hợp nhất.
Mực in gốc nước:
Thường được sử dùng để in lên các sản phẩm như in lụa trên bải in lụa trên giấy, in lụa trên áo thun, áo đá banh, in trên gỗ…
Ưu điểm: Mực in lụa gốc nước khá thân thiện với môi trường, thích hợp in lên sản phẩm quần áo cho trẻ em, mực in khi thấm vào vải có cảm giác nhẹ nhàng, chất vải sau khi in tạo cho người mặc cảm giác cổ điển, mực gốc đước có độ bám cao, chất lượng in bền không bị nứt và tróc sau nhiều lần giặt.
Nhược điểm: in bằng mực gốc nước có màu sắc không được sống động tạo vẻ bạc và cũ kyc nên nhiều người không thích, không dùng được trên các loại vải tối màu, dễ in bị sai lệch màu sắc. Không in được trên chất liệu vải nylon, 100% vải polyester.
Một số loại mực gốc nước phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay đó là: mực in lụa trên vải, mực in lụa trên giấy, matsui, colorlab, silkflex, CSC, furukawa… thông thường mực gốc nước được pha sẵn màu nhưng nếu in trên vải thì mực sẽ bán riêng và màu cốt bán riêng.
Mực in gốc dầu:
Đây là loại mực được điều chế từ gốc dầu, có mùi dầu, và rất khó phân biệt.
Ưu điểm : Mực in gốc dầu là có độ bám tốt, sản phẩm cho ra màu sắc tinh tế sắc nét hơn mực gốc nước, tuy nhiên mực gốc dầu cũng có tỷ lệ độc hại cao hơn. Thích hợp in lên các sản phẩm như in túi xách, in lụa trên ba lô, in lụa trên dù, in lụa dép xốp, in lụa trên ly thủy tinh, in lụa trên vải không dệt, in lụa trên kính, in lụa trên kim loại…
Nhược điểm: vì mực gốc dầu rất đa dạng và khó phân biết nên cách pha mực in lụa thường gặp nhiều khó khăn, pha mực in lụa đòi hỏi kỹ thuật và người có kinh nghiệm cao, nếu không màu sắc sẽ không đồng nhất và không được đẹp.
Mực in lụa gốc nước và gốc dầu có tính năng thân thiện với môi trường, rất phù hợp để in ấn áo quần trẻ em, hoặc những người có làn da nhạy cảm.