Categories
Blog

In lụa và cách chụp bản in lụa

In lụa (sau này được gọi là in lưới) là phương pháp in truyền thống hay còn gọi là “Clasical”. Hình ảnh được tạo nên nhờ mực đi xuyên qua các ô lưới và trên lên bề mặt vật liệu bên dưới.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho các vật liệu như: nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy…hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

Quy trình in lụa được thực hiện qua các giai đoạn sau: Chuẩn bị khung, pha keo –> Chụp bản –> Pha mực –> In thử, canh tay kê –> In sản lượng –> Rửa khung.

In lụa và cách chụp bản in lụa

Sau đây là quá trình phơi bản mà bạn cần tham khảo:

1. Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản (hỗn hợp gồm keo PVA + Bicromat. PVA). Sấy khô keo.
2. Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt.
3. Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng –> không bị cô cứng.
4. Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới –> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim.