Nếu bạn đang thắc mắc không biết nên chuẩn bị những gì đối với một tiệm in lụa nhỏ do mình làm chủ, thì hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi để biết được những vật tư in lụa cần thiết nhất.
1. Khung lụa:
Chúng tôi khuyên bạn nên mua loại khung bằng nhôm ( loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo –> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng-mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng.
2. Loại lụa – lưới:
Mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (tránh mua màu vàng).
3. Bàn in lụa – lưới:
Mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra – đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in.
4. Dao gạt mực (dao mực):
Mua loại cao su tốt cán nhôm, độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in loại 15cm khoảng 70.000).
5. Máng tráng keo:
Mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt – nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ).
6. Bàn chụp lụa:
Thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không).
7. Các vật tư khác:
Dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn.
8. Các loại hóa chất cơ bản:
a) Keo chụp bản:
Bao gồm: Keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn – có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể).
b) Mực in:
Tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp
c) Kem in:
Mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn).
d) Chất tẩy khung:
Gồm: dầu ông già, thuốc tím, axit oxalic, hóa chất đặc chủng riêng.